Hiểu được giao tiếp của em bé

Việc mang về nhà đứa bé sơ sinh có thể đầy sự phấn khích và đáng sợ cho cả đứa bé và cha mẹ chúng.

Nhiệm vụ chính của việc chăm sóc một đứa bé sơ sinh là đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của bé. Nhu cầu của bé sơ sinh rất cơ bản: bé bị đói, mệt và không thoải mái.

Một số điều khiến bé không cảm thấy thoải mái gồm có:

  • quá nóng hoặc quá lạn
  • cần được thay tã lót
  • bị đau (đau tai, đau bụng), với những bé lớn hơn điều nầy có thể là đau răng
  • bị hoảng sợ, cô đơn hay nhàm chán
  • không khỏe (có thể là do nhiệt độ cao)

Bé có nhiều cách để lấy sự chú ý của cha mẹ và thể hiện nhu cầu của chúng. Theo thời gian, cha mẹ biết được những tín hiệu này là gì và đáp ứng thế nào. Tuy nhiên, ban đầu, rất dễ không nhận ra những tín hiệu này hoặc hiểu sai chúng. Sẽ mất một thời gian để quý vị giải mã và hiểu những tín hiệu của bé.

Tại sao bé khóc

Dấu hiệu chính mà em bé dùng để được sự chú ý là khóc. Cha mẹ sẽ sớm biết cách nhận ra các kiểu khóc khác nhau cho những nhu cầu khác nhau của bé.

Em bé không khóc để “làm phiền” hoặc “ghẹo” cha mẹ chúng. Bé chỉ có thể cảm nhận, chúng không thể suy nghĩ, suy đoán hay điều khiển. Chúng không biết việc khóc của chúng ảnh hưởng tới người khác như thế nào, chúng chỉ biết rằng chúng cần một cái gì đó và đây là cách duy nhất chúng có được để cho người khác biết cái chúng cần. Em bé khóc để tồn tại nên cha mẹ phải đáp ứng lại những tín hiệu này.

Khi hiểu thêm về em bé của quý vị, quý vị nhận ra rằng bé cũng giao tiếp qua nhiều cách khác nhau.

Quan sát khuôn mặt của bé có thể cho chúng ta biết nhiều cách giao tiếp khác nhau của bé. Cha mẹ học cách hiểu ngầm những điều này và dự đoán các nhu cầu của bé trước khi bé cần phải khóc. Khuôn mặt của bé rất biểu cảm, chúng giỏi tạo ra những nét “lo âu” các lớp nhíu trên mũi của chúng, ở một số bé khác điều này có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự sắp cần thay tã lót. Miệng của bé cũng rất biểu cảm và bé sẽ nhăn môi và dùng lưỡi của chúng để giao tiếp.

Giống như khuôn mặt, bé cũng dùng tay, đặc biệt là nắm tay để thể hiện rằng chúng đang cần cái gì đó. Cha mẹ học cách nhận ra cái nắm tay chặt có lẽ là dấu hiệu của sự khó chịu, hoặc sắp đói. Bé cũng dùng toàn thân để cảnh giác cha mẹ về các nhu cầu của chúng, thường là bé sẽ uốn cong lưng và đá hai chân.

Giao tiếp với em bé quý vị

Giống như bé giao tiếp với chúng ta, chúng ta cũng cần giao tiếp với chúng. Nghiên cứu đã cảnh báo các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc nói chuyện, cười đùa và đọc cho bé. Cha mẹ thường cảm thấy rằng việc nói chuyện và đọc cho bé hơi ngốc nghếch khi bé không đáp lại bằng lời nói. Tuy nhiên bé có đáp lại và trong khi cha mẹ học cách hiểu những tín hiệu về nhu cầu của bé, bé cũng đưa ra những tín hiệu đáp lại trong nỗ lực giao tiếp.

Các em bé được nói chuyện hay đọc sẽ thường nhìn chằm chằm vào người đang nói hay đọc cho em nghe, bé có thể cười nắc nẻ, hoặc gây ra những âm thanh khác và có thể đang giao tiếp lại bằng cách cử động bàn tay (không phải là nắm tay chặt) nhưng những ngón tay được thả lỏng hơn và có thể vươn tới và nghịch bàn chân của chúng.

Các em bé thích được kích thích bằng những thứ lạ để nhìn và lại truyền đạt sự thích thú của chúng qua ngôn ngữ cử chỉ và khuôn mặt. Sự trao đổi những tín hiệu giao tiếp này giữa cha mẹ và đứa bé là sự khởi đầu của một mối quan hệ thương yêu và chăm sóc mà cả đứa bé và cha mẹ cùng có thể vui hưởng.

Việc sờ là một tín hiệu giao tiếp quan trọng giữa cha mẹ và em bé. Cha mẹ có thể học cách xoa bóp và hiểu những biểu hiện của bé và ngôn ngữ cơ thể về cái chúng thích và không thích. Những cái sờ thương yêu và âu yếm như ôm ấp và vuốt ve cũng như nhiều cách ẵm bé khác nhau, đặc biệt là để dỗ dành bé, cũng là một cách quan trọng để giao tiếp và làm nổi bật mối quan hệ thương yêu giữa bé và cha mẹ.