Tầm quan trọng của việc nuôi con đối với sự phát triển não bộ của trẻ

Não bộ của con người cần thời gian để phát triển. Khi sinh ra, não đã phát triển các chức năng chính cần thiết để sống – như thở, giữ cho nhịp tim đều, bú và ngủ. Phần còn lại của não được phát triển dần qua nhiều năm.

Hiểu rõ hơn về sự đang phát triển của não con trẻ là một cách hay để hiểu cách trẻ con suy nghĩ, cảm nhận và cư xử. Các trẻ nhỏ có một khả năng giới hạn trong việc tư duy và để chúng ta có thể lý luận với chúng – trẻ không nối kết được các cảm xúc, suy nghĩ và hành vi trong những năm đầu đời. Những phần não chịu trách nhiệm cho những lĩnh vực chưa được “bật lên” ở tuổi ấu thơ.

Hiểu được não trẻ phát triển như thế nào sẽ cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về những thắc mắc cha mẹ thường có …. TẠI SAO?

Tại sao trẻ lại làm như thế?

Tại sao trẻ không vâng lời?

Tại sao tôi phải cứ lặp đi lặp lại mãi một điều?

Bộ não đang phát triển

Gien và môi trường tương tác với nhau ở mọi bước phát triển của não bộ nhưng vai trò chúng rất khác nhau. Gien chịu trách nhiệm chính đối với “kế hoạch đặt dây cơ bản” của não bộ. Kinh nghiệm chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh tốt và củng cố các kết nối trong phạm vi não bộ.

Não của chúng ta liên tục thay đổi để hưởng ứng với những kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta. Trong những năm đầu đời não của trẻ dễ chịu ảnh hưởng hơn hay “dễ nắn” hơn. Tuy nhiên, não vẫn dễ nắn trong suốt cuộc đời, nắn rồi và nắn lại, vì chúng ta liên tục thích nghi với sự học hỏi và những kinh nghiệm mới.

Não được hình thành bởi nhiều phần hoặc vùng và tất cả đều có chức năng khác nhau. Nơ-ron là những “sợi dây” kết nối những vùng khác nhau của não. Con số các kết nối và cách chúng được tổ chức lại với nhau ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức các kinh nghiệm, hiểu được những mối quan hệ, ghi nhớ và học hỏi.

Những phần khác nhau của não phát triển ở những giai đoạn tuổi khác nhau và theo một thứ tự nhất định. Chính vì thế những mẫu kinh nghiệm khác nhau rất quan trọng ở những độ tuổi khác nhau nhằm củng cố mỗi phần của bộ não.

Quý vị là nhà điêu khắc tích cực của bộ não đang phát triển của con trẻ

Não trẻ con rất nhạy cảm với kinh nghiệm. Những kinh nghiệm và môi trường ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ em. Đây là lý do tại sao gia đình giúp hình thành cơ cấu sinh học của não trẻ em.

Mối quan hệ mang tính chất hỗ trợ, yêu thương và nhất quán giữa trẻ em và cha mẹ chúng chính là chìa khóa cho sự phát triển lành mạnh của não bộ.

Đẩy mạnh sự phát triển lành mạnh của não bộ

Ôm ấp, vỗ về, dỗ dành và an ủi, đung đưa hát ru và chuyện trò với trẻ nhỏ tạo sự kích thích cần thiết cho não bộ đang được phát triển của trẻ.

Hãy chuyện trò và đọc sách cho trẻ nghe từ lúc sơ sinh.

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ lặp lại và thực hành khi trẻ đang học các kỹ năng mới. Điều này giúp củng cố các kết nối trong não bộ. Chơi với trẻ em càng nhiều càng tốt.

Khuyến khích trẻ em tham gia các sinh hoạt thể chất, như nhào lộn, đạp xe, chơi bóng, nhảy và chạy.

Hỗ trợ trẻ để trẻ luôn lạc quan và đầy hy vọng.

Thiết lập các thói quen có nề nếp.

Khuyến khích và khen ngợi con trẻ khi em trải qua các kinh nghiệm mới mẻ.

Hãy thực tế đối với khả năng của trẻ em ở từng độ tuổi. Đừng bố trí mà đặt chúng vào tình huống thất bại.

Giúp trẻ đi từng bước nhỏ và nếm mùi sự thành công.

Đừng chỉ trích khi trẻ thất bại, hãy khen ngợi nỗ lực của em.

Giúp trẻ có sự chuẩn bị đón nhận những thay đổi.

Để cho trẻ em bước vào những trải nghiệm mới theo nhịp độ của trẻ, chứ không phải của quý vị.